Mối quan hệ giữa "Marx Trẻ" và "Marx Trưởng thành" Marx Trẻ

Một phần của loạt bài về
Chủ nghĩa Marx
Thể loại liên quan

Marx Trẻ vẫn thường được coi là môn đồ của chủ nghĩa "tư sản" nhân văn, tư tưởng mà về sau ông cực lực phê phán cùng với chủ nghĩa duy tâm Đức. Marx ưu tiên "quan hệ xã hội" trên ý thức cá nhân — vốn là sản phẩm của hệ tư tưởng. Các nhà nhân văn Mácxít nhấn mạnh cơ sở triết học nhân văn trong tư tưởng của ông, lấy cốt ở Các bản thảo kinh tế-triết học năm 1844. Trong đó, Marx trình bày lý thuyết về sự tha hóa, tái lặp nhiều luận điểm trong cuốn Bản chất Kitô giáo (1841) của Ludwig Feuerbach.

Luận điểm nổi bật trong Bản thảo là "trở lại với bản chất-giống loài" — một lý thuyết nhân học, quy phạm. Nhiều nhà bình luận khẳng định sau này Marx đã từ bỏ ý tưởng đó và chuyển sang mô tả mang tính cấu trúc về xã hội. Sidney Hook, Daniel BellLewis Feuer cho rằng sự thay đổi phương thức trình bày của kiệt tác Das Kapital tương ứng với sự thay đổi trong lối suy nghĩ của Marx.[7] Một đại biểu cực đoan cho quan điểm này là triết gia Louis Althusser, người kiên định rằng ta không thể hiểu được Marx Trẻ nếu một mực đinh ninh "chủ nghĩa Marx [vào thời điểm này] đã phát triển đầy đủ". Do đó, Althusser đặt ra câu hỏi làm thế nào để có thể đánh giá sự chuyển biến tư tưởng của Marx mà không đứng trên quan điểm duy tâm. Althusser muốn tránh bị mắc kẹt ở góc nhìn mục đích luận mà cho rằng các tác phẩm ban đầu của Marx thể hiện nội dung lý thuyết Marx Trưởng thành ở trạng thái sơ khởi với ngôn từ giống Feuerbach. Đối với Althusser, nếu đúng, điều này sẽ đánh dấu sự trở lại với phép biện chứng duy tâm của Georg Wilhelm Friedrich Hegel.

Jean-Yves Calvez, Robert C. Tucker, David McLellan, Iring Fetscher, Shlomo Avineri,[8] István Mészáros[9]Leszek Kołakowski cho rằng chẳng có đứt gãy nào giữa Marx Trẻ và Marx Trưởng thành.[7] Siegfried Landshut, Heinrich Popitz, J-P MayerErich Fromm[10] thì cho rằng lý thuyết thời kỳ Marx Trẻ phong phú hơn lý thuyết gò bó của Marx về sau. Các nhà bình luận như Benedetto Croce, Karl LöwithSidney Hook khẳng định Marx về sau cáo chung hoàn toàn với triết học Hegel, một quan điểm bị phản đối bởi các triết gia như György Lukács, Iring Fetscher, Robert C. TuckerShlomo Avineri.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Marx Trẻ //openlibrary.org/books/OL20663426M //openlibrary.org/books/OL7910951M https://www.jacobinmag.com/2018/05/marx-humanism-e... https://archive.org/details/earlywritings0000marx https://archive.org/details/earlywritings0000marx/... https://archive.org/details/formarx0000alth https://archive.org/details/marxbeforemarxis0000mc... https://www.marxists.org/archive/marx/works/1881/0... https://www.marxists.org/reference/archive/marcuse... https://openlibrary.org/books/OL20663426M/Marx_in_...